Saturday, 13 May 2017

4. Basic Semi auto machine

Basic Semi auto machine.
Hình 1.
*Máy bán tự động (Semi auto machine): Là máy hỏng phải tự động 100%, nghĩa là trong quá trình xử lý và vận hành phải có sự hỗ trợ của con người. Bài viết này nhằm giúp độc giả nắm bắt các thành phần cơ bản của một máy bán tự động (Semi auto) trong các nhà máy sản xuất, và nhiệm vụ của từng thành phần trên máy.

a. Các thành phần cơ bản của một máy bán tự đông (Semi auto machine).
Hình 2.
1. Structure (Khung máy):  
- Khung máy chia làm hai phần, phần đế bên dưới chứa thùng điều khiển (control box) (11). Phần thân chứa cơ cấu chính điều khiển máy (9). Ngoài ra còn có cửa, trên cửa thường gắn Guard locking switches (1a). Thường là power to lock. Có nghĩa là muốn mở cửa thì phải tắt máy truớc (Power off) mới mở được.
- Thông thường vật liệu làm khung máy (structure) là những thanh nhôm định hình(Alu profile) và các tấm Acrylic trong suốt.
- Đôi khi người ta cũng dùng các thanh thép hình hàn lại với nhau để làm khung bao, tất nhiên là không đẹp và rẻ bằng dùng khung nhôm định hình, ngoài ra khung thép còn nặng hơn rất nhiều.

2. Light touch buttons (VTBP6Q) Nút vận hành: 
- Đây chính là nút khởi động, hay nút vận hành (hình 3), sau khi chi tiết cần xử lý được bỏ vào trong máy, người công nhân sẽ dùng hai ngón tay chạm vào hai nút này, lúc này máy sẽ bắt đầu xử lý chi tiết.
- Câu hỏi được đặt ra là tại sao lại có tới hai nút (Light touch buttons), trái và phải mà không phải là một? 


Hình 3.

- Xin trả lời như sau: 
Lý do có tới hai nút, là nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển máy (safety first), giả sử chỉ có một nút, thì khi người công nhân dùng một tay để nhấn, thì tay còn lại họ để ở đâu ? Lỡ tay còn lại họ đút vào máy đang chạy thì sao (nhàn cư vi bất thiện :) )? Cho nên trên máy có tới hai nút nhấn là vậy.


3. Light curtain sensor (GL-S16SH).
- Light curtain sensor có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho công nhân trong quá trình máy vận hành, thông thường thì trong quá trình máy vận hành, nếu người công nhân có lỡ đút tay vô vùng quét của sensor (hình 4), thì máy sẽ lập tức dừng lại, bạn ít thấy sensor này trong các máy tự đông 100%.
Hình 4.

4. Control station (Bảng điều khiển).
- Thường có 3 nút như (hình 5) Open, Close, Stop dùng để vận hành máy, Control station có thể có, có thể không, Thường nếu trên máy đã có màn hình điều khiển touch screen (5) thì không có cũng không sao.
Hình 5.

5. Touch screen (VT5-W07)

- Dùng để hiển thị và điều khiển máy (hình 6)
Hình 6.

6. Small Indicator Lights.
- Dùng để hiển thị trạng thái của máy khi ta nhấn hai nút khởi đông (Light touch buttons (2)) (hình 7). Thường thì khi ta nhấn nút khởi động thì đèn này sẽ nháy sáng, báo hiệu máy đang vận hành.
Hình 7.
7. Tower Lights.

- Dùng để hiển thị tình trạng của máy có thể chọn tới 7 màu trên một tower light.
Tùy vào yêu cầu của máy mà ta có thể chọn đèn có bao nhiêu màu.
Thông thường trên tower light có các màu sau: 
- Màu đỏ ( Red) bào hiệu máy đang có sự cố, người vận hành nhấn nút emergency stop (10) để sửa chữa hay bảo trì vv..
- Màu vàng (Yellow): Là màu cảnh báo tình trạng của máy, tùy theo yêu cầu mà người lập trình có thể cài đặt, chẳng hạn máy nóng, hay áp suất tăng...
- Màu xanh lá (Green): Máy đang vận hành bình thường
- Màu xanh dương (Blue): Tùy vào yêu cầu của máy nhưng thông thường đây là đèn báo hiệu nguyên liệu đã hết, hoặc báo hiệu máy đã đến thời hạn cần phải bảo trì...
Hình 8.

8. Bộ khí nén đi theo máy Basic penumatic (hình 9)

Trong đó:
12. Bộ khí nén căn bản: Các bạn có thể xem bài viết của mình ở link bên dưới.
Link: Bộ khí nén căn bản

13. Vacuum Unit: vì trên máy này có sử dụng giác hút vacuum pad.
Part number: ZK2B12K5DL-06 (Hãng SMC)

14. Exhaust Cleaner: lý do xài cái này là vì trong trường hợp này máy được thiết kế dùng trong phòng sạch (clean room ), do đó khí thải từ cylinder, và các thiết bị khí nén khác sẽ không xả trực tiếp ra bên ngoài qua thiết bị giảm âm (silencer) như thông thường, mà phải đi qua thiết bị này (Exhaust Cleaner).
Part number: AMC320-03B (Hãng SMC)

15. Manifold và solenoid valve: Để hiểu rõ về hai thiết bị này, các bạn có thể xem bài viết của mình ở link bên dưới.

Link: Valve and Manifold.
Hình 9.

Lưu ý:
Các bạn có thể download file 3d của bộ khí nén này ở đây: 

8.a 3D pdf file (Các bạn có thể dùng phần mềm Adobe Reader để mở file pdf này nhé, Foxit Reader không hổ trợ mở file 3d)
8.b 3D Step file.
8.c 3D Part file (Solidworks 2017) 
8.d 3D Assembly file (Solidworks 2017).

9. Các cơ cấu vận hành bên trong máy (hình 7)

10. Là nút Emergency stop (E-stop
Nút này  sẽ được được nhấn trong trường hợp khẩn cấp, ví dụ sản phẩm bị kẹt trong máy chẳng hạn. Thường nút này được đặt tại vị trí gần tầm với người của vận hành (hình 10).
Hình 10.

11. Là tủ điện, hay thùng điều khiển control panel (hình 11).


Hình 11.

Lưu ý:
Các bạn có thể download file 3d của máy ở đây: 

8.a 3D pdf file ( Các bạn có thể dùng phần mềm Adobe Reader để mở file pdf này nhé, Foxit Reader không hổ trợ mở file 3d)
8.b 3D Step file.
8.c 3D Part file (Solidworks 2017) 
8.d 3D Assembly file (Solidworks 2017).

* Hình ảnh thực tế.


Hình 12.

No comments:

Post a Comment