Monday 27 March 2017

6-1.Tự học autocad bài số 6-1

Vẽ đường tròn.
Tiếp tục một số lệnh truy bắt điểm còn sót lại ở bài 5.
1.Lệnh vẽ đường tròn Circle

- Kí hiệu tắt của lệnh này là kí tự (c).

Có 6 cách vẽ đường tròn :

a.Vẽ đường tròn có tâm và bán kính cho trước
Để vẽ đường tròn này sau khi ta kích hoạt lệnh (C) ta phải chỉ rõ vị trí của tâm đường tròn , và độ lớn của bán kính.
Ví dụ 1: Vẽ đường tròn tâm bất kì và có bán kính là 50 như hình.
Cách vẽ:
1. Gõ c enter /nhấp phải chuột
2. Nhấp một điểm (dùng chuột trái) trên màn hình làm tâm 
3. Gõ 50 enter/nhấp chuột phải
4. Enter để thoát lệnh/Nhấp chuột phải

Sau 4 bước như trên ta sẽ có đường tròn tâm bất kì bán kính 50 các bạn dễ dàng kiểm tra bằng cách chọn vào đường tròn và nhìn vao tab properties (bài số 5).


b.Vẽ đường tròn có tâm và đường kính cho trước

Để vẽ đường tròn này sau khi ta kích hoạt lệnh (c) ta phải chuyển sang chế độ vẽ đường kính (mặt định là vẽ bán kính nên ở trường hợp 1 ta không có bước này) 
kế tiếp nhập vị trí của tâm đường tròn, và độ lớn của đường kính.

Ví dụ 2: Vẽ đường tròn tâm bất kì và có đường kính là 100 như hình.




Cách vẽ:

1. Gõ c enter/nhấp phải chuột
2. Nhấp một điểm (dùng chuột trái) trên màn hình làm tâm 
3.Gõ d  enter/nhấp chuột phải
4.Gõ 100 enter/nhấp chuột phải
5. Enter để thoát lệnh/Nhấp chuột phải

Sau 5 bước như trên ta sẽ có đường tròn tâm bất kì đường kính 50 các bạn dễ dàng kiểm tra bằng cách chọn vào đường tròn và nhìn vao tab properties (bài số 5).

Nhận xét:  Ta nhận thấy nếu vẽ theo bán kính ta sẽ hơn phương pháp vẽ đường kính một bước. Tuy nhiên trong trường hợp ta biết đường kính thì ta nên vẽ theo phương pháp này.

c.Vẽ đường tròn đi qua 3 điểm cho trứơc.

 Để vẽ đường tròn này sau khi ta kích hoạt lệnh (C) ta phải chuyển sang chế độ vẽ qua 3 điểm (3P) sau đó lần lược chọn 3 vị trí mà đường tròn sẽ đi qua.

Ví dụ 3: Vẽ đường tròn đi qua 3 đỉnh của tam giác như hình.


Giả sử ta có 1 tam giác như hình vẽ ta sẽ vẽ đường tròn lần lượt đi qua 3 đỉnh của tam giác này.

Cách vẽ:
1. Gõ c  enter/nhấp chuột phải)
2. Gõ 3p enter/nhấp chuột phải
3.Lần lượt dùng chuột trái chọn 3 đỉnh của tam giác
4. Enter để thoát lệnh

Sau 4 bước như trên ta sẽ có đường tròn đi qua 3 điểm như hình.
Lưu ý: Trong trường hợp không có tam giác thì các bạn chỉ việc nhấp chọn ba điểm trên màn hình nhé.

d.Vẽ đường tròn đi qua 2 điểm cho trứơc.
Để vẽ đường tròn này sau khi ta kích hoạt lệnh (c) ta phải chuyển sang chế độ vẽ qua 2 điểm (2p) sau đó lần lược chọn 2 vị trí mà đường tròn sẽ đi qua. Đường tròn sẽ nhận 2 điểm này là đường kính.

Ví dụ 4: Vẽ đường tròn đi qua hai điểm A và  B của đoạn  thẳng AB như hình.
Cách vẽ:

1. c enter /nhấp chuột phải
2. 2p enter/nhấp chuột phải
3.Lần lượt dùng chuột trái chọn điểm A và B của đường thẳng
4.Enter để thoát lệnh.

Sau 4 bước như trên ta sẽ có đường tròn đi qua 2 điểm như hình.

e.Vẽ đường tròn tiếp xúc với hai đường thẳng và có bán kính cho trước.

Để vẽ đường tròn này sau khi ta kích hoạt lệnh (c) ta phải chuyển sang chế độ vẽ  Tan,Tan, Radius  (ttr) sau đó lần lược chọn 2 vị trí tiếp xúc trên hai đường thẳng, kế tiếp nhập bán kính r.

Ví dụ 5: Vẽ đường tròn có bán kính 10 và tiếp xúc với các cạnh tam giác như hình.
Cách vẽ:

Gỉa sử ta vẽ đường tròn tại đỉnh A, B, C
1. c    enter/nhấp chuột phải
2. ttr  enter/nhấp chuột phải
3. Lần lượt dùng chuột trái chọn 1 điểm trên AB , 1 điểm trên AC, kế tiếp nhập 10 enter (nhấp chuột phải)
Sau 3 bước như trên ta sẽ có đường tròn tiếp xúc với AB và AC và có bán kính là 10 như hình. làm tương tự cho các đỉnh còn lại.

f.Vẽ đường tròn tiếp xúc với 3 cạnh cho trước.

Để vẽ đường tròn này khác với 5 cách đầu tiên trên thanh công cụ ta chon Draw/Circle/tan,tan,tan

Ví dụ 6: Vẽ đường tròn tiếp xúc 3 cạnh tam giác như hình.

Ghi chú: Để vẽ bài này ta mặt định tam giác là sẵn có, hoặc có thể dùng lệnh line để vẽ một tam giác bất kì.

Cách vẽ:

1.Vào thanh công cụ chọn vào tab  Draw/Circle/tan,tan,tan

2.Lần lượt chọn 3 cạnh của tam giác ta sẽ được kết quả như hình

Bổ xung phần truy bắt điểm Osnap ở bài 5

Trên đường tròn tồn tại hai loại truy bắt điểm sau

Quadrant có 4 vị trí và kí hiệu như hình vẽ

Center có 1 vị trí ở giữa tâm có kí hiệu và vị trí như hình.


Truy bắt điểm tangent: Dùng để vẽ tiếp xúc với đường tròn, cung tròn.

Ví dụ: Giả sử ta có 1 đường tròn có bán kính bất kì, từ 1 điểm A bất kì bên ngoài đường tròn vẽ 1 đường thẳng tiếp xúc với đường tròn như hình.


Cách vẽ:  
Dùng lệnh Circle (C) vẽ đường tròn có bán kính bất kì.

Dùng lệnh Osnap (os)  clear tất cả chỉ check chọn vào ô tangent như hình.

Sau đó apply ok.

Kế tiếp quan sát dưới đáy màn hình xem biểu tượng Osnap đuợc kích hoạt chưa (Chữ osnap dưới đáy màn hình phải thụt xuống) .Nếu chưa phải nhấn F3 để kích hoạt chế độ này.

1. l    enter [ kích hoạt lệnh line]
2. Dùng chuột trái nhấp 1 điểm bất kì bên ngoài đường tròn làm điểm A
3. Đưa chuột rà bên ngoài đường tròn khi nào biểu tượng tangent màu vàng xuất hiện thì click chọn.

Sau bước 3 ta sẽ hoàn thành bài tập này.

Chú ý:

Sau bài học này ta đã làm quen hầu như tất cả các loại truy bắt điểm thường xuyên sử dụng, cho nên ở phần Osnap các bạn chọn hết các loại truy bắt điểm này sau đó Apply , Ok và kích hoat chế độ truy bắt điểm (chữ Osnap dưới đáy màn hình thụt xuống)
Mục đích của việc chọn này nhằm nhanh chóng truy bắt các điểm cần thiết trong lúc vẽ vì ta đã nhận ra được các loại truy bắt điểm này
Trong quá trình truy bắt nếu sợ bị nhiễu ta có thể gõ ba kí tự đầu của truy bắt điểm cần truy bắt.

Ví dụ:  

Giả sử từ hình 1 xuất phát từ điểm C của đoạn thẳng CD ta vẽ một đoạn thẳng CE bất kì như hình bên dưới (điểm C và điểm giữa AB là rất gần nhau).

Ta sẽ gặp phải trường hợp sau:

Sau khi kích hoạt lệnh line ta sẽ bắt điểm C tuy nhiên khi đưa chuột vào vùng này điểm endpoint tại điểm C không hiện lên mà điểm Midpoint tại giữa AB cứ hiện lên như hình(do ta đã chọn tất cả các loại truy bắt điểm tại bẳng Osnap).

Đây chính là tình trạng nhiễu truy bắt điểm mà tôi đã đề cập ở bài số 4.Trong trường hợp này ta sẽ có cách sử lý như sau

1. Bật Osnap tắt hết truy bắt điểm chỉ chừa lại truy bắt điểm endpoint.

2. Gõ 3 kí tự đầu của truy bắt điểm endpoint (end) sau khi kích hoạt lệnh line sau đó ta sẽ dễ dàng bắt được điểm C mà không sợ điểm Midpoint này quấy nhiễu.

Thông thường tôi sẽ chọn cách 2 vì sẽ không phải chọn lại Osnap như cách 1.

Nếu điểm C và điểm giũa của đoạn AB xa nhau thì ta sẽ dễ dàng chọn đuợc điêm C mà sẽ không sợ bị nhiễu truy bắt điểm đây cũng chính là lý do tôi khuyên các bạn chọn hết các loại truy bắt điểm trước khi vẽ.


Thân chào.














2 comments:

Unknown said...

Cám ơn bạn rất nhiều.

Unknown said...

cảm ơn a đã chỉ dạy !

Post a Comment