Tuesday 28 March 2017

4.Tự học autocad bài số 4

Ứng dụng lệnh Line (l) để làm bài tập sau.


Ta sẽ bắt đầu với bài tập sau :
Trước khi làm bài tập này tôi muốn lưu ý với các bạn những vấn đề sau:

1. Chọn cách vẽ ( tọa độ cực , tọa độ tuyệt đối hay tương đối...). Thường là dùng tọa độ tương đối để vẽ.
2. Quan sát hình vẽ để chọn điểm xuất phát từ đâu .
3. Không vẽ trùng nét ( tối kị ).


+ Các lỗi thường mắc phải khi vẽ.

1. Khi bạn khởi động autocad và bắt đầu vẽ 1 hình đầu tiên ví dụ vẽ đoạn thẳng // với trục Ox và có chiều dài 100 chẳng hạn .Chuyện này tưởng chừng như ăn gỏi tuy nhiên các bạn sẽ gặp tình trạng sau:

- Đoạn thẳng vừa vẽ xong quá to vượt quá màn hình hoặc vẽ xong rồi mà chẳng thấy nó đâu cả mặt dù đã zoom in hết cỡ bằng cách kéo nút giữa của chuột nhưng đoạn thẳng vẫn còn quá to .


- khi gặp tình huống như vậy các bạn làm như sau : nhấn phím esc để thoát khỏi lệnh line sau đó nhấn đúp ( nhấn 2 lần ) vào nút giữa của chuột đoạn thẳng có chiều dài 100 vừa vẽ sẽ hiện ra giữa màn hình ngay lập tức. Bây giờ các bạn có thể zoom in thoải mái rồi đó.

-Hoặc các bạn cũng có thể làm như sau : Nhấn z sau đó nhấn enter (nhấp chuột phải) tiếp tục nhấn e sau đó nhấn enter (nhấp phải chuột) cũng sẽ cho kết quả tương tự.

Làm bài tập:

- Để làm bài tập này tôi sẽ dùng lệnh Line ( l ) với tọa độ tương đối và xuất phát từ điểm C.
 1. Đầu tiên tôi nhấn phím F8 để kích hoạt chế độ Ortho.( Xem lại bài số 1).

2. Gõ L sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột.

3. Nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm C, kéo sang trái gõ 80 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột, ta được đoạn DC.

4. Tiếp tục gõ @20,-60 ta được đoạn DA .

5. Kéo sang phải gõ 120 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột, ta được đoạn AB.

6. Nhấn C để nối BC lại với nhau hoặc ta gõ @-20,60 sau đó enter 2 lần cũng cho kết quả tương tự.

*Vậy là ta đã làm xong bài đầu tiên trong phần bài tập rồi . Dễ như ăn cơm sườn vậy. Tuy nhiên tôi lưu ý các bạn một số vấn đề sau :

1. Gần như tất cả các hình vẽ đều vẽ bằng tọa độ tương đối.

2. Đáng lẽ ra trong bài tập này ta phải tìm tọa độ của các điểm A,B,C,D như ở bài học 2 đã làm tuy nhiên tôi đã rút ngắn thời gian tính toán này và ta chỉ cần phải tìm tọa độ điểm A mà thôi vì những lý do sau :

- Tôi nhận thấy đoạn DC và AB là những đoạn thẳng do đó tôi đã kết hợp lệnh Ortho để vẽ hai đoạn này vì vậy ta không cần tìm tọa độ của hai điểm D và B.

- Ở bước thứ 6 tôi dùng phím C (close) để nối hai điểm B và C lại với nhau vì vậy tôi cũng không cần tìm tọa độ của điểm C nữa.

3. Chữ C trong lệnh line dùng để nối điểm xuất phát và điểm cuối lại với nhau và đó cũng chính là lý do tôi chọn điểm C làm điểm xuất phát trong trường hợp này.

4. Gợi ý: Hãy làm lại bài tập này với xuất phát từ điểm D hoặc B.

Ví dụ 2 :



Để làm bài tập này tôi sẽ dùng lệnh Line ( L ) với tọa độ tương đối và xuất phát từ điểm A.

1. Đầu tiên tôi nhấn phím F8 để kích hoạt chế độ Ortho.( Xem lại bài số 1).
2. Gõ L sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột.
3. Nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A kéo sang trái gõ 80 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột
4. Kéo xuống dưới gõ 80 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột 
5. Kéo sang phải gõ 120 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột
6. Kéo lên trên gõ 30 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột
7. Nhấn C để nối điểm cuối và điểm A lại với nhau hoặc ta gõ @-40,50 sau đó enter 2 lần cũng cho kết quả tương tự.

Vậy là xong bài số 2.

Ví dụ 3 : Tương tự như ví dụ 1 và 2 ở trên ở ví dụ 3 này tôi chọn điểm xuất phát từ A.

- Để làm bài tập này tôi sẽ dùng lệnh Line ( l ) với tọa độ tương đối và xuất phát từ điểm A.

1. Đầu tiên tôi nhấn phím F8 để kích hoạt chế độ Ortho.( Xem lại bài số 3).

2. Gõ l sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột.

3. Nhấp 1 điểm bất kì trên màn hình làm điểm A kéo xuống dưới gõ 10 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột.

4. Kéo sang phải gõ 30 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột.

5. Kéo xuống dưới gõ 60 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột

6. Kéo sang phải gõ 120 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột

7. Kéo lên trên gõ 60 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột.

8. Kéo sang phải gõ 30 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột.

9. Kéo lên trên gõ 10 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột.

10.Gõ @-90,30 sau đó nhấn enter/nhấn phải chuột.

11. Nhấn C để nối điểm cuối và điểm A lại với nhau hoặc ta gõ @-90,-30 sau đó enter 2 lần cũng cho kết quả tương tự.

- Vậy là xong bài số 3.

Chớp mắt mà đã xong 3 bài tập rồi đúng không?  

Sau đây là một số lưu ý của mình :

Sau khi làm ví dụ 1 xong, để bắt tay vào làm bài tập 2. 
Ta nhận thấy bước số 1 và bước số 2 của các bài tập trùng nhau cho nên sau khi làm bài tập 1 xong ta không cần nhâp F8 để kích hoạt chế đô Orthor nữa vì nó hiển nhiên đã được kích hoạt , dễ dàng nhận thấy điều này bằng cách nhìn xuống thanh công cụ phía dưới cùng của của sổ autocad ta thấy chữ Ortho vẫn đang thụt xuống.

Nghĩa là nó vẫn đang được kích hoạt .Vì vậy nếu ta nhấn F8 lần 2 thì chử Orthor này sẽ trồi lên và chế độ Orthor được giải phóng, ta không thể vẽ những đoạn thẳng // Ox và Oy được nữa .Các bạn nên lưu ý vấn đề này, cho nên nếu lỡ nhấn lần 2 thì chịu khó nhấn thêm lần 3 để kích hoat lại chế độ Orthor nha các bạn. Tương tự cho bài tập 3.

- Tiếp theo ở bước số 2 ta nhấn l enter để kích hoạt lệnh Line . Tuy nhiên chữ l này ta đã gõ ở ví dụ 1 rồi đúng không nào cho nên khi bắt tay vào làm ví dụ số 2 các bạn không cần gõ lại chữ l này luôn. Ta chỉ viêc enter hoặc nhấp phải chuột để bắt đầu làm ví dụ 2.

Tóm lại : sau khi thực hiện một lệnh thì việc enter chính là thực hiện lại lệnh vừa mới sử dụng.

Vậy ở bài tập 2 và 3 ta bắt đầu từ bước số 2 và chỉ việc enter không cần gõ lại chử L nữa nha.

* Ta kết thúc bài học số 4 ở đây có bất cứ thắc mắt nào ở bài học này các bạn cứ comment mình sẽ trả lời.

Thân chào!




2 comments:

Trần Du said...

Chào anh! đầu tiên rất cám ơn anh về những hướng dẫn này.
Xin hỏi về bài tập đầu tiên, dòng 4. Tiếp tục gõ @20,-60 ta được đoạn DA.Hình như hơi sai? phải là @-20,-60 thì mới vẽ được đoạn DA chứ?

Anonymous said...

cảm ơn anh về bài hướng dẫn

Post a Comment