Tuesday 28 March 2017

3.Tự học autocad bài số 3,

MỘT SỐ LỆNH CĂN BẢN


1.Lệnh vẽ đường thẳng. (L)


a.Lệnh line (l) với chế độ Orthor ( f8):  Vẽ những đường thẳng // Ox và // Oy ).

b.Lệnh line (l) với phương thức nhập tọa độ tương đối .


c.Lệnh line (l) với phương thức nhập tọa độ tuyệt đối .


d.Lệnh line (l) với phương thức nhập tọa độ cực .


Chúng ta lần lượt đi vào 4 cách vẽ này với  những ví dụ cụ thể , chữ l trong ngoặc đơn chính là chữ viết tắt của lệnh line

a.Lệnh line với chế độ Orthor ( F8)

Ở chế độ (F8)này chúng ta dùng lệnh line kết hợp với phím F8 trên bàn phím khi đó đường thẳng vẽ ra chỉ có thể // với Ox hoặc //Oy .

ví dụ 1: Vẽ hình vuông với kích thước sau:


*Để vẽ bài tập này ta cần biết cấu trúc của lệnh Line (l):

1. Gõ l sau đó enter/nhấp chuột phải (xem bài số 2).

2.Dùng chuột trái nhấp một điểm trên màn hình.

3. Dùng chuột trái nhấp thứ 2 điểm trên màn hình .

4. Enter/nhấp chuột phải (xem bài số 2) để kết thúc lệnh.

Lưu ý:

Các bạn phải ghi nhớ rằng nhấp chuột phải là tương đương với enter đó nha (xem bài số 1 cách thiết lập).


- Làm ví dụ 1 : Trước tiên ta nhấn phím F8 trên bàn phím để kích hoạt chế độ Orthor.

Tại dòng Command gõ :

1.  l  enter/nhấp chuột phải
2.  Dùng chuột trái nhấp lên màn hình làm việc để chọn điểm đầu tiên .
3.  Kéo chuột hướng sang phải gõ 100 enter/nhấp chuột phải.
4.  Kéo chuột hướng lên trên gõ 100 enter/nhấp chuột phải.
5.  Kéo chuột hướng sang trái gõ 100 enter/nhấp chuột phải.
6.  Kéo chuột hướng xuống dưới gõ 100 enter/nhấp chuột phải.
7.  Enter/nhấp chuột phải [ Kết thúc lệnh ]  Hoặc các bạn cũng có thể GỘP bước 6 và bước 7 bằng cách nhấn phím C (Close)  trên bàn phím như hình dưới đây :


Nếu hình trên trang blog của tôi nhỏ quá không xem đuợc các bạn có thể làm như sau :

tay trái nhấn phím Ctrl trên bàn phím tay phải đẩy phím giữa (2) trên chuột để phóng to trang Blog lên cho dễ quan sát hình vẽ .Việc này cũng ứng dụng cho các trang word, excel hay xem hình vv..

Ở bài học đầu tiên này các bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

1. Tay phải không bao giờ được bỏ chuột ra
2. Nhập lệnh bằng tay trái .
3. Nhấp phải thay cho việc Enter .
4. Kí  tự L là kí tự viết tắt của lệnh Line .
5. Khi chúng ta nhấn C để kết thúc lệnh Line ngay lập tức sẽ có 1 đoạn thẳng nối điểm cuối và điểm đầu tiên lại với nhau .
6. Nếu bạn là người xuất sắc thì bài tập này sẽ được hoàn thành trong 10 giây.
7. Làm bài này 10 lần cho thật nhuần nhuyễn để bước qua bài học tiếp theo bạn nhé.

b. - Lệnh line (L) với phương thức nhập tọa độ tương đối:

Trước khi qua phần này ta cần lưu ý cách vẽ lệnh Line kết hợp với Orthor như sau : Muốn bật hay tắt chế độ Orthor ta nhấn phím F8., nếu chữ Orthor thụt xuông như hình vẽ thì có nghĩa chế độ Orthor đã được kích hoạt.


Các bạn nhấn phím F8 và thử quan sát nhé.


Tọa độ tương đối trong autocad.

- Là tọa độ lấy điểm liền trước nó làm gốc tọa độ .
Nó có cấu trúc như sau : @a,b (trong đó a là tọa độ x và b là tọa độ y so với điểm liền trứơc và cách nhau bởi dấu phẩy(,).

Ví dụ 2 vẽ hình có kích thước sau :
Phân tích:

- Nếu A là điểm đầu tiên thì :
- B lấy A là gốc tọa độ nên tọa độ B là: @120,0
- C lấy B là gốc tọa độ nên tọa độ C là: @-20,60
- D lấy C là gốc tọa độ nên tọa độ D là: @-80,0

Làm ví dụ 2 :

Tại dòng Command ta gõ:
1. L      Enter( nhấp chuột phải )
2. Dùng chuột trái chọn 1 điểm bất kì trên mà hình làm điểm A.
3. Gõ @120,0      Nhấp chuột phải .  Ta được điểm  (B)
4. Gõ @-20,60     Nhấp chuột phải . Ta được điểm (C)
5. Gõ @-80,0       Nhấp chuột phải . Ta được điểm (D)
6. Gõ C tại dòng Command để kết thúc lệnh .

c. - Lệnh line (L) với phương thức tọa độ tuyệt đối.

Tọa độ tuyệt đối trong autocad: Là tọa độ nhận biểu tượng tọa độ bên góc trái màn hình làm gốc tọa độ.

Cấu trúc:  a,b (trong đó a là tọa độ x và b là tọa độ y so với gốc tọa độ bên trái màn hình và cách nhau bởi dấu phẩy(,).

- Như vậy tọa độ tuyệt đối khác tọa độ tương đối là không có biểu tượng @ phía trước và chỉ có một gốc tọa độ duy nhất bên trái màn hình .

Ví dụ 3:  Vẽ lại hình của ví dụ 2 bằng phương pháp tọa độ tuyệt đối.

Chọn A là điểm đầu tiên, để đơn giản ta cho A trùng với gốc tọa độ hay A có tọa độ (0,0) suy ra :

- B có tọa độ  là             (120,0)
- C có tọa độ  là             (100,60)
- D có tọa độ  là             (20,60)

Làm ví dụ 2 :

Tại dòng Command ta gõ :
1. L                        Enter/nhấp chuột phải
2. Gõ 0,0               Nhấp chuột phải .  Ta được điểm  (A)
3. Gõ 120,0           Nhấp chuột phải .  Ta được điểm  (B)
4. Gõ 100,60         Nhấp chuột phải . Ta được điểm (C)
5. Gõ 20,0             Nhấp chuột phải . Ta được điểm (D)
6. Gõ C tại dòng Command để kết thúc lệnh.

Kết luận: Ta thấy phương pháp vẽ tọa độ tuyệt đối khá rườm rà,
- Phải có tọa độ của 1 điểm trước, và tọa độ của những điểm còn lại phải dựa trên tọa độ điểm đầu tiên và tọa độ gốc để tính ra, vì vậy phương pháp vẽ theo tọa độ tuyệt đối rất ít khi được dùng nó chỉ dùng khi ta đã biết trước tọa độ của những điểm đã vẽ.

d. Lệnh line (l) với phương thức nhập tọa độ cực.

Cấu trúc: @a<b (trong đó a là khoảng cách của đoạn thẳng cần vẽ và b là gốc so với trục ox và cách nhau bởi dấu ngoặc đơn (<).
- Dấu ngoặc đơn này được tạo ra bằng cách nhấn phím shift và biểu tượng dấu ngoặc đơn nằm trên bàn phím.


Ví dụ 2: 
Vẽ hình có kích thước sau:

 Phân tích hình vẽ:
Đoạn AB có chiều dài 100 và hợp với trục  Ox (có chiều dương hướng từ trái sang phải) một góc 0 độ.

Tọa độ của điểm B là :   @100<0

Đoạn BC có chiều dài là 50 và hợp với AB một gốc là 60 độ,tuy nhiên gốc b chúng ta cần ở đây là gốc BC hợp với trục Ox(Ox có chiều dương hướng từ trái sang phải ) tại B .và gốc này có giá trị là 120 độ ( Chiều dương cùa Gốc trong autocad là ngược chiều kim đồng hồ .Các bạn phải ghi nhớ điều này).

Tọa độ của điểm C là:   @50<120

Đoạn CD có chiều dài là 50 và //AB độ,tuy nhiên gốc b chúng ta cần ở đây là gốc BC hợp với trục Ox(Ox có chiều dương hướng từ trái sang phải ) tại C .và gốc này có giá trị là 180 độ ( Chiều dương cùa Gốc trong autocad là ngược chiều kim đồng hồ .Các bạn phải ghi nhớ điều này).

Tọa độ của điểm D là :   @50<180

Tơí đây chúng ta có thể nhấn chữ C trên bàn phím để nối điểm đầu A và điểm cuối D lại với nhau hoặc dùng chuột pick chọn điểm A để nối D và A lại với nhau hoặc dùng tọa đô tương đối theo hướng dẫn sau :

Đoạn DA có chiều dài là 50 và hợp với BA một gốc là 60 độ,tuy nhiên gốc b chúng ta cần ở đây là gốc DA hợp với trục Ox(Ox có chiều dương hướng từ trái sang phải ) tại D .và gốc này có giá trị là 240 độ hoạc là -120 độ 

Chiều dương cùa Gốc trong autocad là ngược chiều kim đồng hồ .Các bạn phải ghi nhớ điều này.

Tọa độ của điểm A là :   @50<240 hoặc  @50<-120.

Thân chào!

2 comments:

Unknown said...

Hhh

Unknown said...

Mình chưa hiểu chỗ gốc toạ độ c sao lại là 100,60 d là 20,60

Post a Comment